Những ngày Tết luôn luôn là nỗi lo lắng của các y bác sĩ, bỡi lẽ tình trạng xảy ra ngộ độc vào dịp tết là điều không bao giờ tránh được. Nhiều ca cấp cứu vì ngộ độc do ăn phải thức ăn bẩn, ôi thiêu hoặc mang mầm móng của các loại hoá chất xảy ra vào những ngày tết không còn là điều xa lạ đối với các bệnh viện. Vì thế, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Đinh Dậu năm 2017 cần được cảnh báo một cách nghiêm túc đến người dân cả nước.
Thực phẩm bẩn nguyên nhân do đâu?
Thời điểm cận tết sức tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng mạnh, đây là một phần nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn. Để tạo lợi nhuận nhiều mà một số người sản xuất, kinh doanh đã không thiết đến sức khoẻ người tiêu dùng mà cho những thứ hoá chất độc hại vào thực phẩm nhằm tăng kích thước, trọng lượng thực phẩm, để thực phẩm được bảo quản lâu hơn, đẹp mắt hơn,….
Do thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm: người trồng trọt muốn đẩy nhanh quá trình phát triển, thu hoạch mà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều hoặc gần ngày thu hoạch vẫn còn phun xịt thuốc để sản phẩm đẹp hơn, sáng hơn, to hơn,…
Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc ngày tết?
Vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết là điều cảnh báo hàng đầu đối với người tiêu dùng. Để tránh ngộ độc ngày tết, người tiêu dùng khi lựa chọn và sơ chế, chế biến thực phẩm cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên mua những thực phẩm ở những cửa hàng tin cậy:
Thịt bẩn có thể biến thành tươi ngon, đỏ hồng chỉ sau vài phút ngâm hóa chất. Vì vậy, mọi người cần lưu ý khi đi mua thịt lợn, thịt bò ngoài chợ. Nên chọn loại thịt có khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu.
Với cá, nên chọn cá còn tươi, còn sống hoặc nơi chế biến sẵn có uy tín, bảo quản hợp vệ sinh.
- Bảo quản đúng cách:
Nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn, tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.
Thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh cần rửa sạch, chia thành từng phần thích hợp với từng bữa chế biến để dễ dàng lấy, tránh tình trạng phải chờ rã đông rồi lại cất vào tủ.
Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín ni lông thành từng túi riêng
- Thực hiện “ Ăn chín uống sôi”
Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần qua nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn sau đó mới chế biến, nấu chín
Các loại rau cũng phải rửa kỹ nhiều lần nước. Tốt nhất là ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, đặc biệt là dùng ăn sống.
"Cảnh báo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp tết Nguyên Đán 2017 không chỉ là thông điệp gửi đến người tiêu dùng, đây cũng là lời cảnh báo từ phía cơ quan chức năng nhà nước bởi tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm những ngày tết luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cần có biện pháp phòng tránh các rủi ro do thực phẩm gây ra."
>> Bài viết nổi bật: Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay các cơ sở sản xuất bánh, mứt, kẹo cũng đã chuẩn bị nguyên liệu cho việc sản xuất phục vụ ngày tết. Các mặt hàng, chủng loại bánh mứt ngày càng nhiều, ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên về chất lượng thì các mặt hàng này có đảm bảo an toàn thực phẩm không thì vẫn cần có cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra lại.
Các sản phẩm dạng nem, chả, giò lụa,…cũng gia tăng về số lượng và chủng loại. Thế nhưng đa phần đều sản xuất dạng thủ công, điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, bảo quản,… còn hạn chế, do đó công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế. Người tiêu dùng nên tìm mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo ATTP.
Việc đáng lo ngại nhất hiện nay là những phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, phẩm màu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trôi nổi ngoài chợ được người kinh doanh mua về để làm bánh, mứt, kẹo bán ở chợ. Những hoá chất, phẩm màu này có thể gây ra ngộ độc hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ người tiêu dùng, nặng hơn có thể gây ra các bệnh ung thư.
Đối với thực phẩm tươi sống, cơ quan chức năng không kiểm soát hết được tất cả các cơ sở giết mổ, vì thế tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa tính đến việc những gia súc, gia cầm này có được qua kiểm tra đảm bảo không bệnh, không tồn dư thuốc kháng sinh,… cũng là nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bẩn, gây ra ngộ độc thực phẩm. Biện pháp tốt nhất là nên mua ở những cửa hàng quen thuộc, uy tín hoặc những cơ sở giết mổ đã được cơ quan chức năng kiểm soát.
Trước thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các vi phạm, sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm những cửa hàng kinh doanh ăn uống không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,....
Một thông tin đáng ghi nhận là hiện nay từ phía cơ quan chức năng đã có động tĩnh: thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành công tác kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tết Nguyên Đán Đinh Dậu và lễ hội Xuân năm 2017.
An Chi Phương t/h.